Thiết Lập Discussion Settings Trong WordPress
Lê Vũ
- 0
- 362
Bình luận của người dùng dưới các bài viết trên website (Blog) rất là quan trọng với các blogger. Nó giúp tăng sự tương tác giữa người dùng và tác giả nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải bình luận nào cũng theo hướng tích cực. Và để cải thiện vấn đề đó bài viết này mình và các bạn cùng đi thiết lập Discussion Settings trong wordpress nhé.
Thiết lập Discussions Settings
Nếu bạn thiết lập tại mục Discussions sẽ điều chỉnh các tính năng bình luận trên website của bạn. Cho dù website của bạn để bán hàng, viết blog hay bất cứ việc gì thì tính năng bình luận cũng rất quan trọng. Và các mục của Discussion cụ thể như sau:
1. Default post settings
Các lựa chọn ở mục này cho phép điều chỉnh tính năng bình luận mặc định của các bài viết trên website (blog) của bạn. Và nó sẽ có 3 mục chính như sau:
Attempt to notify any blogs linked to from the post. Gửi thông báo đến các website mà bạn đã gắn link trong bài viết. Nếu trong bài viết của bạn có gắn link một website nào đó. Website của bạn sẽ gửi thống báo đến wesite đó. Và hiển thị dưới phần bình luận mà bài viết bạn gắn link.
Allow link notifications from other blogs (pingbavks and trackbacks) on new post. Nếu một websie (blog) nào đó chèn link bài viết của bạn vào bài viết của họ. Dưới phần bình luận bài viết của bạn sẽ có link về bài viết trên website đó.
Allow people to submit comments on new post. Tính năng này cho phép người dùng nhận xét trong các bài viết mới của bạn.
2. Other comment settings
Đây là mục chứa các thiết lập liên quan tới việc gửi comment của người đọc.
Comment author must fill out name and email. Nếu bạn tích chọn mục này thì khi người đọc muốn để lại bình luận dưới bài viết của bạn thì cần phải điền tên và địa chỉ email mới có thể bình luận.
Users must be registered and longged in to comment. Mục này yêu cầu người đọc phải đăng ký, đăng nhập mới có thể bình luận được.
Automatically close comments on posts older than [14] days. Tự động đóng các bình luận nếu đã lâu hơn 14 ngày. Đôi khi người đọc lại muốn lướt xem độc giả của bạn đã để lại những bình luận gì. Vì vậy bạn không nên tích chọn nhé.
Show comments cookies opt-in-checkbox, allowing comment author cookies to be set. Hiển thị hộp kiểm chọn trong bình luận cho phép đặt cookie của người dùng khi nhận xét.
Enable threaded (nested) comments [5] levels deep. Cho phép phân cấp bình luận, bạn có thể chọn phân cấp tùy thích.
Break comments into pages with [50] top level comments per page and the [last] page displayed by default. Tùy chọn này cho phép tự động phân trang của post/page. Nếu nó có hơn [50] bình luận và hiển thị trang đầu trang cuối.
Comments should be displayed with the [older] comments at the top of each page. Thứ tự bình luận sẽ được hiển thị từ mới nhất tới cũ nhất trên các bài viết.
3. Email me whenever
Với Email me whenever thì khi có bình luận mới wordpress sẽ gửi thông báo cho quản trị viên.
Anyone posts a comment. Bạn chọn mục này để khi có độc giả bình luận bài viết hệ thống sẽ gửi email thông báo cho bạn biết.
A comment is held for moderation. Tùy chọn này cho phép bạn nhận email khi có một bình luận đang chờ bạn xét duyệt trước khi đăng.
4. Before a comment appears
Comment must be manually approved. Lựa chọn này để tất cả các bình luận trong bài viết phải được kiểm duyệt của admin mới được đăng.
Comment author must have a previously approved comment. Nếu bạn tích chọn mục này thì một bình luận mới sẽ được hiển thị không cần phê duyệt. Nếu người gửi bình luận đã có bình luận được phê duyệt trước đó.
5. Comment Moderation
Đây là phần khá là quan trọng đối với một website (blog). Nó giúp bạn quản lý các bình luận dễ dàng hơn, tránh được những thành phần xấu, gây nguy hiểm cho website.
Tùy vào thiết lập của bạn , WordPress sẽ tự động đưa bình luận vào trạng thái chờ kiểm duyệt. Nếu bình luận đó chứa các từ khóa, email, liên kết mà bạn đã thiết lập.
6. Disallowed Comment Keys
Cấu hình cho phần này sẽ nặng hơn mục Comment Moderation. Nếu như các thiết lập của bạn ở phía trên chỉ đưa bình luận vào mục chờ kiểm duyệt. Thì phần này nếu bình luận chứa các câu từ như bạn thiết lập sẽ bị đưa thẳng vào thùng rác.
Bạn nên dùng mục này để thiết lập các câu từ chửi bậy và văng tục. Khi đó nếu xuất hiện bình luận chứa các từ ngữ văng tục thì ngay lập tức bình luận đó bị đưa vào mục Spam. Và bạn sẽ không phải nhận thông báo gì cả.
7. Avatars
Đây là phần hiển thị hình ảnh người gửi bình luận trong bài viết của bạn. Sẽ có 3 phần nhỏ cho bạn thiết lập:
Avatar Display. Click chọn mục này nếu bạn muốn hiển thị hình ảnh đại diện của người bình luận trong bài viết.
Maximum Rating. Tùy chọn thể loại avatar hiển thị của người bình luận. Ở đây bạn để mặc định là G cho phổ thông nhất.
Default Avatar. Tùy chọn hình đại diện khi người bình luận không có hình đại diện tùy chỉnh của riêng họ.
Kết luận
Như vậy là mình đã cùng bạn đi thiết lập Discussion Settings trong wordpress. Discussion Settings giúp chúng ta quản lý bình luận một cách dễ dàng hơn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại bình luận phía dưới để mọi người cùng tham khảo và góp ý nhé.
Bạn có thể xem thêm các thiết lập trong Settings:
Thiết lập General Settings trong WordPress
Thiết lập Writing Settings trong WordPress