
Cách Cài Windows 10 64 Bit Đơn Giản Bằng USB
Lê Vũ
- 3
- 112
Windows 10 hiện tại đang là hệ điều hành mới nhất. Vì vậy việc cài đặt windows 10 cho thiết bị của bạn đã trở nên vô cùng đơn giản. Ngoài cách cài windows 10 bằng đĩa CD/DVD, chúng ta có thể cài windows 10 bằng USB. Vừa dễ dàng lại tiết kiệm thời gian. Với các dòng máy tính hiện nay chúng ta không lắp thêm các ổ CD/DVD. Thì việc cài win bằng USB lại trở nên phổ biến và thuận tiện hơn bao giờ hết. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách tạo USB. Và cách cài windows 10 64 bit đơn giản bằng USB.
Xem thêm: Cài đặt windows 7 bằng USB.
Yêu cầu cấu hình tối thiểu của máy trước khi cài win
- Bộ xử lý: 1 gigahertz (GHz) hoặc nhanh hơn.
- Dung lượng Ram: Tối thiểu 1 GB RAM (Cho phiên bản 32bit), 2GB RAM (Cho phiên bản 64bit).
- Dung lượng ổ đĩa cứng: 16 GB cho phiên bản 32bit, 20 GB cho hiên bản 64bit.
- Card đồ họa: DirectX 9 trở lên với trình điều khiển WDDM 1.0
- Màn hình hiển thị: 800×600
Để kiểm tra các thông tin trên, các bạn làm như sau:
Vào Start => gõ Run => gõ tiếp dxdiag => nhấn ok => hiện ra tất cả thông tin máy.
Chuẩn bị cài Windows 10 bằng USB
File ISO Windows 10 64bit: các bạn có thể tải Windows 10 64bit (Tại đây)
USB: Dung lượng tối thiểu 6GB. Dung lượng đề nghị 8GB.
Hướng Dẫn Cài Windows 10 64bit Đơn Giản Bằng USB
Bước 1: Tạo USB boot
Các bạn có thể chọn một phần mềm tạo USB boot cài vào máy tính. Quy trình để tạo USB boot sẽ là:
- Cắm USB vào máy tính, lưu lại những file cần thiết. Vì trong quá trình tạo USB boot tất cả dữ liệu trong USB sẽ bị xóa sạch (Format).
- Thêm file ISO Windows 10 vào chương trình tạo USB boot.
- Bắt đầu tạo USB boot.
Quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng từ 10 đến 15 phút. Tùy vào dung lượng của file ISO. Hoặc tốc độ ghi của USB. Nếu các bạn vẫn thấy khó hiểu thì có thể xem cách cài đặt windows 7 bằng USB. Ở đây mình đã hướng dẫn chi tiết phần mềm và cách làm một cách chi tiết. Các bạn chỉ thay file ISO Win 7 thành file ISO Win 10 là được.
Bước 2: Thiết lập lại BIOS trên máy
Có một số máy sẽ tự nhận USB boot. Và sẽ tiến hành boot và hệ điều hành trên USB khi restart. Tuy nhiên nếu máy các bạn không tự nhận, thì các bạn hãy khởi động lại máy tính. Trong quá trình khởi động lại bạn bấm F2 hoặc F12 (tùy dòng máy) để vào tùy chọn thiết lập boot Boot Options Setup. Bạn có thể tham khảo thêm về các dòng laptop dưới đây.
DANH SÁCH PHÍM TRUY CẬP BIOS THEO DÒNG MÁY
Laptop SONY VAIO
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
- Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F10
Laptop HP – COMPAQ
- Một số dòng máy của HP thì bạn sẽ phải bấm Esc – nút Escape để vào BIOS.
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F10
- Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F11
- Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F9
Laptop ACER
- Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2.
Laptop ASUS
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ESC
- Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
Laptop LENOVO
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F1
- Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
Laptop DELL
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
- Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F8 rồi chọn Repair your Computer
- Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
Sau khi vào được giao diện của BIOS bạn dùng các phím mũi tên để di chuyển tới tab Boot. Tại đây các bạn chọn Removable Devices. Hoặc USB Storage Device hoặc External Drive tùy dòng máy. Nhấn Enter để chọn load hệ điều hành từ USB.
Bước 3: Tiến hành cài Windows 10
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên, chúng ta tiến hành restart lại máy tính. Để máy nhận và vào hệ điều hành trên USB boot để cài đặt. Đầu tiên chúng ta thiết lập thời gian, ngôn ngữ rồi nhấn Next.
Bước 4: Tiếp tục nhấn nút Install để tiến hành cài đặt
Bước 6: Chọn hệ điều hành Windows 10 muốn cài đặt có trong danh sách rồi nhấn Next để tiếp tục.
Bước 7: Tích chọn I accept the license terms sau đó nhấn Next
Bước 8: Ở giao diện mới này nhấp chọn vào Custom: Install Windows only (advanced).
Bước 9: Đối với cài lại Windows 10: Các bạn chọn ổ cần cài, sau đó nhấn Fomat để xóa hết dữ liệu cũ trên ổ đã cài windows và cuối cùng nhấn Next.
Đối với cài mới Windows 10: Chọn ổ đĩa cứng muốn cài đặt hệ điều hành lên, nhấn Next
Bước 10: Tiếp đến quá trình cài đặt sẽ diễn ra ngay sau đó. Quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 10-15 phút, tùy thuộc vào cấu hình máy tính nhanh hoặc chậm.
Bước 11: Sau khi đã cài đặt xong thiết bị sẽ khởi động lại và quay trở lại màn hình thiết lập lần đầu sử dụng
Bước 12: Chọn United States sau đó nhấn Yes.
Đây là phần thiết lập ngôn ngữ để Cortana hỗ trợ bạn trong quá trình thiết lập. Bạn biết sử dụng ngôn ngữ nào thì chọn cái đó.
Bước 13: Tiếp theo các bạn chọn US rồi nhấn Yes để tiếp tục.
Phần chọn bạn phím này. Nếu theo chuẩn thì mình khuyên bạn chọn là US. Còn bạn cũng có thể chọn kiểu gõ bàn khác. Ở đây tùy nhu cầu của bạn thôi nhé.
Bước 14: Nhấn Skip để bỏ qua bước thiết lập một bàn phím thứ 2.
Các bạn có thể chọn Add layout để thêm. Mình thì không cần thiết nên nhấn Skip để bỏ qua.
Bước 15: Tiếp theo các bạn có thể kết nối internet. Hoặc nếu không có thì chọn I don’t have internet để bỏ qua.
Nếu bạn cắm dây mạng Lan vào thì nó sẽ đến tới bước này.
Bạn có thể kết nối mạng hay không đều được không nhất thiết phải bắt được mạng nhé.
Bước 16: Tại giao diện đăng nhập tài khoản Microsoft các bạn chọn Domian join instead.
Bước 17: Tại giao diện này các bạn nhập Use muốn tạo . Các thiết lập này có thể thay đổi được khi vào windows.
Bước 18: Tiếp tới đây bạn có thể để trống hoặc tạo mật khẩu cho User trên.
Nếu bạn bỏ trống thì khi vào Win nó sẽ vào thẳng luôn. Nếu bạn nhập mật khẩu bạn muốn tạo thì khi vào Win và bạn chọn User này để đăng nhập thì nó sẽ hỏi bạn mật khẩu để đăng nhập. Nếu tạo hay không tạo mật khẩu bạn cũng nhấn Next để tiếp tục.
Bước 19: Ở bước này các bạn nhấn Yes để tiếp tục.
Bước 20: Các bạn chọn Accept.
Bước 21: Ở đây bạn bắt buộc phải nhấn vào Accept nhé.
Như vậy tới đây quá trình cài đặt đã gần như hoàn tất. Khi quá trình thiết lập xong các bạn sẽ được đưa tới giao diện màn hình Windows 10 hoàn chỉnh. Bây giờ bạn có thể cài đặt bất cứ phần mềm hay ứng dụng nào đó cho máy tính của mình.
Kết luận
Như vậy là mình đã hướng dẫn các bạn chi tiết cách cài Windows 10 rồi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì có thể để lại bình luận tại phần comment. Mình biết mình sẽ giải đáp cho các bạn nhé. Tuhoccomputer.com chúc các bạn thành công!
Link exchange is nothing else but it is only placing the other person’s blog link on your page at appropriate place and other person will also do
same in support of you.
When someone writes an piece of writing he/she keeps the plan of
a user in his/her mind that how a user can be aware of it.
So that’s why this paragraph is amazing. Thanks!
I feel that is among the such a lot significant information for me.
And i am glad studying your article. But want to statement on some normal
things, The website style is great, the articles is truly excellent :
D. Excellent task, cheers